CALL ME BY YOUR NAME (2017) – Sự tương đồng với Hy Lạp cổ đại

 

(English below – CALL ME BY YOUR NAME (2017) – The significance of ancient Greece)
Đạo diễn/Director: Luca Guadagnino

___

Bằng chứng lịch sử đã cho thấy rằng người Hy Lạp là cộng đồng văn minh đầu tiên tồn tại giới tính linh hoạt, cụ thể là trong những cuộc chiến. Thông thường, những chiến binh sẽ được khuyến khích chiến đấu thật ác liệt để gây ấn tượng cho những người tình nam giới của mình và đó cũng được xem là những trận đánh tàn bạo nhất. Continue reading “CALL ME BY YOUR NAME (2017) – Sự tương đồng với Hy Lạp cổ đại”

THE THRONE (2015) – Bài thơ tang thương về một triều đại

(English below – THE THRONE (2015) – A deadly poem of a dynasty)

Đạo diễn/Director: Lee Joon Ik

—-

Trong thế hệ diễn viên trẻ của Hàn Quốc, nổi bật nhất phải kể đến Yoo Ah In. Trong cùng năm 2015, anh tham gia hai bộ phim điện ảnh và đều gây được tiếng vang lớn. Hai bộ phim ở hai thời kỳ khác nhau, với những nhân vật hoàn toàn khác nhau, Yoo Ah In vẫn thể hiện được thật tròn trịa hai sự hóa thân tách bạch. Một là vào vai gã doanh nhân trẻ tuổi lắm tiền nhiều của độc ác và bệnh hoạn trong Veteran, một là hóa thân vào thái tử Sado trong The Throne với quá trình biến đổi tâm lý cực kỳ phức tạp. Trong bài này, tôi muốn nói riêng sự xuất sắc và đắt giá của Yoo Ah In trong The Throne, cột mốc đã tách anh ra khỏi những diễn viên đồng trang lứa và đưa anh đến một đỉnh cao khác trong sự nghiệp nghệ thuật của mình.
Continue reading “THE THRONE (2015) – Bài thơ tang thương về một triều đại”

BELLE DE JOUR (1967) – Mộng tưởng của người phụ nữ

(English below – BELLE DE JOUR (1967) – Reverie of a woman)

Đạo diễn/Director: Luis Buñuel

—-

Belle de Jour là một bộ phim không bao giờ vắng mặt trong danh sách những phim nói tiếng nước ngoài hay nhất. Khác với tưởng tượng về một nước Pháp mỹ lệ, với những quý ông quý bà thuộc tầng lớp thượng lưu đầy kiểu cách, Belle de Jour vẽ nên một thứ không thể vẽ – sự không-có-gì, chẳng có ý nghĩa, chẳng có nhân cách. Xem Belle de Jour của Luis Buñuel làm tôi nhớ đến Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng. Điểm giống nhau trong các tác phẩm nghệ thuật của hai con người ở hai đầu cầu của trái đất là sự giả tạo trong lối sống, thói hời hợt trong tâm hồn, bị che lấp đi bởi những hào hoa và sự yên bình.
Continue reading “BELLE DE JOUR (1967) – Mộng tưởng của người phụ nữ”

THE ISLE (2000) – Loài cá và loài người hóa ra chẳng khác gì nhau

(English below – THE ISLE (2000) – Fish and humans are no difference)

Đạo diễn/Director: Kim Ki Duk

—-

The Isle của Kim Ki Duk là một bộ phim kinh khủng, khiến người xem chỉ dám theo dõi qua những kẽ tay, làm người ta bồn chồn và thậm chí là nôn mửa. Nhưng đồng thời, đây là một bài thơ đẹp đẽ, buồn bã, đầy phẫn nộ được viết trên tông nền những gam màu pastel nửa hư nửa thực lẩn trốn trong làn hơi nước.
Continue reading “THE ISLE (2000) – Loài cá và loài người hóa ra chẳng khác gì nhau”

REAR WINDOW (1954) – Khi những kẻ rình mò bị đánh lừa

(English below – REAR WINDOW (1954) – When the voyeurs are fooled)

Đạo diễn/Director: Alfred Hitchcock

—-

Sự nghiệp của Hitchcock gắn liền với những bộ phim giật gân (suspense) đã trở thành hệ quy chiếu cho rất nhiều những nhà làm phim sau này. Một trong những yếu tố liên tục xuất hiện trong những kiệt tác của ông chính là sự do thám, hay ở trên tiêu đề tôi dùng từ là “rình mò” (voyeurism), có nghĩ là khán giả sẽ theo chân một nhân vật quan sát một (hoặc nhiều) nhân vật khác, tìm hiểu chuyện đời tư của họ mà không để bị phát hiện. Rear Window chính là một tác phẩm lấy sự hiếu kỳ, theo dõi, thậm chí là tọc mạch làm trung tâm, đã trở thành một cái tên không thể thiếu trong bất kỳ danh sách những bộ phim hay nhất mọi thời đại nào.
Continue reading “REAR WINDOW (1954) – Khi những kẻ rình mò bị đánh lừa”

FANTASTIC MR. FOX (2009) – CUỘC KHỦNG HOẢNG DANH TÍNH CỦA NHỮNG CHÚ CÁO

(English below – FANTASTIC MR. FOX (2009) – AN IDENTITY CRISIS OF THE FOXES)

Đạo diễn/Director: Wes Anderson

—-

Nếu thực sự phải chọn một bộ phim yêu thích nhất của Wes Anderson thì với tôi đó chính là Fantastic Mr. Fox. Lạ thay đa số các nhân vật “người đóng” của Wes đều mang một dáng vẻ bất cần khá ép buộc (có lẽ chăng để hòa hợp với cái phông nền vốn dĩ quá gọn gàng và đầy ý đồ của đạo diễn), vậy mà chính một bộ phim hoạt hình về động vật lại có những nhân vật “giống con người nhất”. Không chỉ để cho những con vật mang dáng vẻ, thói quen, cung cách của con người, mà đạo diễn còn mượn thế giới của loài vật để bàn luận một cuộc khủng hoảng lớn và phức tạp về tinh thần của loài người – khủng hoảng về danh tính.
Continue reading “FANTASTIC MR. FOX (2009) – CUỘC KHỦNG HOẢNG DANH TÍNH CỦA NHỮNG CHÚ CÁO”

MÙI ĐU ĐỦ XANH (1993) – HÌNH TƯỢNG QUẢ ĐU ĐỦ

(English below – THE SCENT OF GREEN PAPAYA (1993) – THE MEANING OF THE PAPAYA FRUIT)

Đạo diễn/Director: Trần Anh Hùng

—-

Mùi Đu Đủ Xanh là một bộ phim thuần khiết, đẹp đẽ về làng quê Việt Nam, tuy vậy lại là một sản phẩm 100% của nền điện ảnh Pháp. Phim kể về cô bé Mùi từ nông thôn lên thành thị ở đợ. Rồi mười năm sau, Mùi sang làm cho một anh nghệ sĩ Âu học tên Khuyến và trở thành vợ anh. Quả đu đủ trong phim luôn luôn xuất hiện bên cạnh nhân vật Mùi. Lần đầu tiên là vào một buổi sớm, bà giúp việc của gia đình cắt quả đu đủ xuống rồi chỉ cho Mùi làm cơm. Từ đây, Mùi sống trong sự yêu thương của bà, bà chủ cũng như cả gia đình tiểu tư sản. Lúc trái đu đủ được cắt khỏi cuống, Mùi chăm chú nhìn dòng mủ trăng trắng rỉ ra và hít hà cái mùi thơm của thứ quả chưa đến độ chín vàng. Lần thứ hai là khi ông chủ bỏ nhà ra đi, Mùi tự tay cắt trái đu đủ để nấu ăn. Em tò mò bổ dọc nó ra rồi thích thú lần ngón tay mình vào đống hạt đu đủ trắng muốt, mỉm cười. Quả đu đủ xuất hiện lần thứ ba khi Mùi đang nấu ăn cho Khuyến. Lúc này, cô đã là vợ của một anh chàng tri thức khá giả, tìm được bến đỗ hạnh phúc của cuộc đời.

Continue reading “MÙI ĐU ĐỦ XANH (1993) – HÌNH TƯỢNG QUẢ ĐU ĐỦ”

HEAT (1995) – KHI DIỄN XUẤT ĐỈNH CAO PHỦ ĐẦY KHUNG HÌNH

(English below – HEAT (1995) – WHEN TOP ACTING DOMINATES THE SCREEN)

Đạo diễn/Director: Michael Mann

—-

Chúng ta thật may mắn vì là những kẻ sinh sau đẻ muộn, được tiếp cận những bộ phim hay nhất của mọi thời kỳ, điểm mặt gọi tên từng ngôi sao đã định hình nền công nghiệp điện ảnh ngày nay. Nhưng cái may mắn nhất là khán giả hiện đại là được chứng kiến những sự kết hợp độc đáo, những huyền thoại trong cùng một khung hình khi giới hạn điện ảnh ngày càng được xóa mờ. Một trong những sự kết hợp tuyệt vời mà tôi muốn nói tới chính là bộ đôi Al Pacino và Robert De Niro trong phim Heat của Michael Mann.
Continue reading “HEAT (1995) – KHI DIỄN XUẤT ĐỈNH CAO PHỦ ĐẦY KHUNG HÌNH”

THE CHASER (2008) – AI MỚI LÀ KẺ ĐI SĂN?

(English below – THE CHASER (2008) – WHO IS THE REAL CHASER?)

Đạo diễn/ Director: Na Hong Jin

—-

Trước khi gây được tiếng vang lớn với siêu phẩm kinh dị The Wailing vào năm 2016 thì Na Hong Jin trước đó đã có những tác phẩm xuất sắc không kém. Cũng lấy nỗi sợ của con người làm điểm tựa, hai bộ phim trước của đạo diễn là The Chaser và The Yellow Sea xoay quanh đề tài hình sự – tội phạm. Tuy có bớt ma mị và ít đáng sợ hơn bộ phim mới nhất, nhưng không có nghĩa là nó không khiến người xem hội hộp, nín thở mà bám chặt vào ghế ngồi, như thể tên tội phạm trong một giây khuất khỏi tầm mắt quanh một khúc cua, rồi từ đâu nhảy ra từ màn hình và bổ cái rìu vào giữa ngực mình vậy.
Continue reading “THE CHASER (2008) – AI MỚI LÀ KẺ ĐI SĂN?”

THE GODFATHER TRIOLOGY – Những quả cam nguy hiểm

(English version available – THE GODFATHER TRILOGY – Dangerous oranges)

Đạo diễn/ Director: Francis Ford Coppola

—-

Có một chi tiết rất thú vị trong The Godfather từ lâu đã luôn được các fan đem lên bàn tranh luận về ý nghĩa của nó: những quả cam. Nghe thì có vẻ kỳ lạ thật, nhưng bản thân những trái cam trong The Godfather luôn xuất hiện  trong những giây phút lạ kỳ nhất. Continue reading “THE GODFATHER TRIOLOGY – Những quả cam nguy hiểm”

Start a Blog at WordPress.com.

Up ↑