MÙI ĐU ĐỦ XANH (1993) – HÌNH TƯỢNG QUẢ ĐU ĐỦ

(English below – THE SCENT OF GREEN PAPAYA (1993) – THE MEANING OF THE PAPAYA FRUIT)

Đạo diễn/Director: Trần Anh Hùng

—-

Mùi Đu Đủ Xanh là một bộ phim thuần khiết, đẹp đẽ về làng quê Việt Nam, tuy vậy lại là một sản phẩm 100% của nền điện ảnh Pháp. Phim kể về cô bé Mùi từ nông thôn lên thành thị ở đợ. Rồi mười năm sau, Mùi sang làm cho một anh nghệ sĩ Âu học tên Khuyến và trở thành vợ anh. Quả đu đủ trong phim luôn luôn xuất hiện bên cạnh nhân vật Mùi. Lần đầu tiên là vào một buổi sớm, bà giúp việc của gia đình cắt quả đu đủ xuống rồi chỉ cho Mùi làm cơm. Từ đây, Mùi sống trong sự yêu thương của bà, bà chủ cũng như cả gia đình tiểu tư sản. Lúc trái đu đủ được cắt khỏi cuống, Mùi chăm chú nhìn dòng mủ trăng trắng rỉ ra và hít hà cái mùi thơm của thứ quả chưa đến độ chín vàng. Lần thứ hai là khi ông chủ bỏ nhà ra đi, Mùi tự tay cắt trái đu đủ để nấu ăn. Em tò mò bổ dọc nó ra rồi thích thú lần ngón tay mình vào đống hạt đu đủ trắng muốt, mỉm cười. Quả đu đủ xuất hiện lần thứ ba khi Mùi đang nấu ăn cho Khuyến. Lúc này, cô đã là vợ của một anh chàng tri thức khá giả, tìm được bến đỗ hạnh phúc của cuộc đời.

Vì sao lại là quả đu đủ chứ không phải bất kỳ loại quả nào khác? Có lẽ ngoài cây đa, cây tre thì cây đu đủ là cây cho quả mà nhiều người gắn nó với nét đẹp mộc mạc, bình dị và thân thiện của đất nước cũng như con người Việt Nam. Thật ra thì cho dù bạn không nghĩ thế ngay từ đầu nhưng nếu đã biết đến thì cũng khó lòng chối từ sự gắn mác này. Thêm nữa, nếu suy diễn xa hơn thì đu đủ tạo cảm giác “vừa đủ”, vừa tròn. Đó cũng chính là sự mô tả cho cuộc đời của Mùi, rằng em luôn hiền lành, không đòi hỏi, không muộn phiền. Em chỉ biết “vừa đủ” và vui vẻ sống.

Đạo diễn Trần Anh Hùng đã có vài lời về hình tượng này như sau: “Hình tượng quả đu đủ xanh nói lên, theo lối ẩn dụ, chủ đề chính là thân phận của người đàn bà Việt Nam, một quan hệ truyền thống giữa đàn bà và đàn ông, quan hệ phục dịch. Một sự phục dịch chấp nhận bằng một sức mạnh tâm linh phi thường mà người ta có thể bắt gặp ở các bà mẹ Việt Nam. Một chế độ không thể chấp nhận, nếu xét một cách duy vật[…] Khi gặp gỡ tình thương, những cử chỉ phục dịch, hầu hạ thay đổi ý nghĩa, nội dung, trở thành những cử chỉ hy sinh, hiến dâng. Tình yêu giải thoát người đàn bà ra khỏi thân phận phục dịch, đồng thời giam giữ họ vào quan hệ phục dịch người đàn ông hơn bao giờ hết”. Tuy nhiên, đạo diễn cũng khẳng định rằng ông không làm phim này để tố cáo thân phận phục dịch của đàn bà, vì như vậy chẳng khác nào “phủ nhận mẹ tôi”. Hình tượng quả đu đủ nói riêng, và toàn bộ bộ phim có mục đích thể hiện sự phức tạp trong tương quan giữa phục dịch và yêu thương của một người đàn bà trao cho người đàn ông.

Để chứng minh, ta có thể thấy rõ trong phim là vòng đời – “mối quan hệ cổ truyền” trong sự phục dịch – thể hiện qua ba nhân vật. Đó là Mùi học từng cử chỉ nội trợ khi còn nhỏ, cam chịu trước những sự bất công và ôm mối tình đơn phương với cậu Khuyến. Tiếp đến là bà chủ nhà một tay quán xuyến gia đình khi ông chồng suốt ngày chỉ thổi sáo, đàn ca bất ngờ bỏ đi biệt tích rồi lại bị mẹ chồng quở mắng là không biết làm cho chồng hạnh phúc. Và cuối cùng chính bà nội – người mẹ chồng luôn khắt khe với con dâu – sống những ngày cuối đời trong cô độc, ôm một tình thương nặng trĩu và chỉ biết đối thoại với người đã khuất.

Điều thú vị là sự phục dịch không chỉ ăn sâu vào ý thức của phái nữ, mà còn có sự ảnh hưởng nhất định lên đàn ông. Trong phần thứ hai khi nhân vật Mùi của chúng ta lớn lên và đến ở làm ở nhà anh Khuyến, ta bắt gặp một sự phân biệt giữa “hai phương thức quyến rũ trong quan hệ ái tình”. Luôn bên Khuyến từ trước là “vị hôn thê Âu hoá của Khuyến và lối quyến rũ phương Tây”. Cô lúc nào cũng quấn lấy anh, ở nhà anh cho đến tận đêm hôm khuya khoắt, “lấy tương quan lực lượng và sự khiêu khích làm cơ sở”. Bên kia là Mùi – người đã luôn yêu anh từ những ngày non trẻ và “lối quyến rũ phương Đông, căn cứ trên sự thấm nhuần và những quan hệ nam nữ lẩn tránh nhau để trở thành cần thiết cho nhau”. Sự tránh né của Mùi không chỉ xuất phát từ khoảng cách giai cấp mà sâu xa hơn, là sự ngại ngùng trước giới tính trái nghịch, như ông bà ta thường dạy “nam nữ thọ thọ bất tương thân”. Cô Mùi tuy yêu anh nhiều như thế, nhưng không hề thể hiện bất cứ cử chỉ nào mang tính chiếm giữ, ganh tỵ mà chỉ đơn thuần là phục dịch, quan tâm. Rốt cuộc, Khuyến đã lựa chọn người đàn bà truyền thống, không chỉ vì mối liên kết văn hóa, cội nguồn mạnh mẽ hơn mà có lẽ anh sợ hãi một sự thay đổi trong mối quan hệ cổ truyền ngàn đời nay giữa phụ nữ và đàn ông Việt Nam.

Ở cuối phim, Khuyến đã dạy chữ cho Mùi, tức là anh đang trao cho cô một vũ khí để tự giải phóng. Đạo diễn Trần Anh Hùng cũng đã tự giải thích về trường đoạn này như sau: “Song đây chỉ là một khả năng. Bởi vì, trong cảnh kết thúc, Mùi – sau khi độc thoại trực diện với ống kính camera kêu lên một tiếng và nhắm mắt lại… Bào thai cử động trong bụng của Mùi. Với bào thai này, phải chăng chu trình nói trên bắt đầu lại và mô hình quan hệ cổ truyền được tái tạo?”

Tất nhiên nếu đặt trong thế ký 21 ngày nay thì một bộ phim thế này có thể được xem là quá lạc hậu. Giữa những ngọn sóng của phong trào nữ quyền đang rộ lên ở mọi ngóc ngách trên thế giới, Việt Nam có phải quá thiển cận khi chấp nhận mối quan hệ phục dịch giữa đàn bà và đàn ông? Nói chủ quan về vấn đề này, tôi biết và mừng vì rất nhiều tiêu chuẩn kép đã được xóa mờ, tuy nhiên, ở một mức độ nào đó, xã hội Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn là xã hội lấy đàn ông làm trụ cột. Những người phụ nữ hiện đại có quyền và hoàn toàn đúng đắn để được trình bày, hành động, suy nghĩ như đàn ông những ẩn sâu trong phái nữ vẫn có một sợi dây nối về nguồn cội, với ý thức rằng đàn bà yêu nhiều hơn, chịu đựng nhiều tổn thương hơn nhưng vẫn sẵn sàng hy sinh và hiến dâng. Đó là cái bào thai mãi mãi động đậy và được sinh ra từ thời này qua thời khác mà chúng ta cần hiểu rõ, trân trọng và tự hào.

Tham khảo: https://www.diendan.org/tai-lieu/bao-cu/so-021/ve-du-du-xanh/


The Scent of Green Papaya is a beautiful, purely refreshing portrayal of Vietnamese countryside, although it is a 100% product of French cinema. The film tells the story of Mui, a small girl traveling from rural to urban to become a servant in a middle-class family. Then, ten years later, Mui works for an artist who studied abroad in Europe – Khuyen – and later becomes his wife. The papaya in the movie always appears next to the character Mui. The first time is in an early morning when an old servant cuts the papaya and shows Mui to cook. Since then, Mui has lived and worked diligently in the love of this family. When the papaya is cut from its tree, Mui attentive looks at the white pus slowly running down and sniffs the smell of the unripe fruit. The second time is when the man of the house suddenly leaves home, Mui cuts papaya fruit down to cook. She curiously chops it into two and gently touches the white seeds inside, satisfactorily smiling. The papaya appears for the third time when Mui is preparing a meal for Khuyen. At this time, she is already the wife of an intellectual middle-class man, find a happy destination of her life.

Why is papaya but not any other fruit? Perhaps besides bamboo or banyan tree, papaya is a fruit tree that many people attach it to the rustic beauty, simplicity and hospitality of the country as well as the people of Vietnam. Even if you do not think of it right from the start, once you’ve known this, it is hard to deny. In addition, the papaya makes sense when we understand it as “just enough” (“đủ” in “đu đủ” (papaya) is homophones with “đủ” (enough)). That is also the perfect description for the Mui’s life, that she is always gentle and kind, not demanding, not bothered. She just knows “just enough” and carries on.

Director Tran Anh Hung has shared his opinion on this: “The green papaya fruit, let’s say, metaphorically, is the subject is the status of Vietnamese women, a traditional relationship between women and men – a serving relation. This relation is accepted by an extraordinary spiritual strength that one can see in any Vietnamese mother. An unacceptable idea, if considered in a materialistic way[…]When encountering love, the gestures of serving and attendant change their meanings and become the acts of sacrifice and support. Love frees the woman from the condition of servitude, but at the same time, detains them in serving a man more than ever”. However, saying this doesn’t mean that the director is denouncing women, as it’s no difference that he is denying his own mother. The papaya fruit in particular, and the entire film aims to show the complexity of this relationship of serving and the love of a woman giving to a man.

To be more vivid, we can see in the film the cycle of life – the “traditional relationship” in serving – is expressed through three characters. It is Mui being taught to do the housework since young age, suffering through injustice and embracing an unrequited love for Khuyen. Next comes the wife – the real owner of the family – when her husband unexpectedly leaves, and then scolded by her mother-in-law that she doesn’t know how to make her husband happy. And finally, the grandmother – the one who is always strict with her daughter-in-law – spends last days of life in loneliness, embracing a faithful love and only talking with the dead.

Interestingly, the serving relationship is not only inseparable in women’ consciousness, but it also heavily influences men. In the second part, when our character Mui grows up and comes to work at Khuyen’s house, we encounter a distinction between “two modes of sex appeal.” Having been there before with Khuyen is his fiancé, who is “Westernized and is accustomed to the Western sexiness”. She is always seen around him, staying at his house until late at night, “taking gender equality and seduction as the foundation of their relationship”. On the other side is Mui – who has always loved him from his early days and represents an “oriental charms, based on infiltration of male and female relationships never being close to each other to become necessary to one another”. Mui’s evasion from Khuyen not only derives from the status gap, but deeper is the reticence of opposite sex, as old Vietnamese people have always taught. Mui loves him so much, but she only shows servitude and care, instead of gestures of jealousy and possession. In the end, Khuyen chooses the traditional woman, not only because of the deep-rooted cultural link, but also because he is afraid of a change in the traditional relationship between Vietnamese men and women

At the end of the film, Khuyen teaches Mui how to write and read, meaning he is giving her a weapon to liberate herself. Director Tran Anh Hung also explained the scene as follows: “But this is only a possibility. Because, in the ending scene, Mui delivers a monologue facing the camera and then gently moans as the baby is moving in her stomach. With this fetus, does the cycle begin again and the traditional relationship model is recreated?”

Of course, if put in the 21st century today, a film like this can be considered too fogy. Amidst the waves of the feminist movement that are stirring in every corner of the world, is Vietnam too shortsighted to accept the serving relationship between women and men? Talking about this issue, I personally acknowledge that many double standards have been abolished, however, to a certain extent, Asian society in general and Vietnam, in particular, is still centralizing men’ power. Modern women have the right to voice, act, and think like men but deep down in us, we still have a link to our culture, in which embraces the belief that women love more and suffer more pain but are always willing to sacrifice and dedicate. It is the fetus that is constantly moving and born from time to time that we need to understand, appreciate and be proud of.

Reference: https://www.diendan.org/tai-lieu/bao-cu/so-021/ve-du-du-xanh/

 

Leave a comment

Start a Blog at WordPress.com.

Up ↑