BỐI CẢNH: NHÀ BẾP

(English version available – THE SETTING: KITCHEN)

Căn bếp là trái tim của mỗi ngôi nhà (thậm chí là toà nhà). Trong những phim cũ, hoặc những phim lấy bối cảnh cũ thường diễn ra rất nhiều hoạt động và cuộc hội thoại trong bếp. Thậm chí, có những cảnh quay trong nhà bếp đã trở thành kinh điển. Continue reading “BỐI CẢNH: NHÀ BẾP”

3-IRON (2004) – MỐI TÌNH KỲ LẠ NHẤT TRÊN MÀN ẢNH

(English version available – 3-IRON (2004) – THE MOST ECCENTRIC LOVE STORY ON-SCREEN)

Đạo diễn/ Director: Kim Ki Duk

—-

Chúng ta đang sống trong một thế giới thật kỳ lạ, nơi mà con người quần quật làm việc để kiếm một cái nhà, rồi một cái xe, và lấp đầy căn nhà đó bằng những món đồ nội thất lộng lẫy, nhưng lại hiếm khi ở nhà để trân trọng những món đồ ấy. Vòng quay làm việc – lấp đầy một cái gì đó – làm việc -… cứ liên tục diễn ra, từ ngày này qua ngày khác. Có một câu nói trong Fight Club mà tôi rất thích, trái ngược hoàn toàn với suy nghĩ thông thường: “Chỉ khi chúng ta mất hết tất cả mọi thứ thì chúng ta mới tự để làm bất kỳ điều gì”. Tất nhiên, câu nói này chỉ mang tầm tư tưởng, con người trong thời đại ngày nay không thể sống thiếu vật chất. Bởi lẽ, vật chất không chỉ khiến con người no bụng và ấm áp mà sự giàu có về vật chất còn tỉ lệ thuận với sự an yên trong tinh thần. Nhưng có thật như vậy không? Liệu chúng ta có đang tự do và thỏa mãn? Nhân vật Tae Suk trong 3-Iron của Kim Ki Duk có lẽ sẽ cho ta câu trả lời. Continue reading “3-IRON (2004) – MỐI TÌNH KỲ LẠ NHẤT TRÊN MÀN ẢNH”

FIGHT CLUB (1999) – “Chúng ta thế hệ của những gã đàn ông được nuôi dạy bởi phụ nữ. Tôi tự hỏi một người phụ nữ nữa có phải là câu trả lời mà chúng ta cần không”

(English version available – FIGHT CLUB (1999) – “We are the generation of men raised by women. I wonder if another woman is the answer that we need”)

Đạo diễn/ Director: David Fincher Continue reading “FIGHT CLUB (1999) – “Chúng ta thế hệ của những gã đàn ông được nuôi dạy bởi phụ nữ. Tôi tự hỏi một người phụ nữ nữa có phải là câu trả lời mà chúng ta cần không””

WELCOME TO DONGMAKGOL (2005) – Cơn mưa bắp rang và giấc mơ thống nhất

(English version available – WELCOME TO DONGMAKGOL (2005) – The popcorn rain and the dream of unification)

Đạo diễn/ Director: Park Gwang Hyun

—-

Khát vọng thống nhất có lẽ chưa bao giờ nguôi ngoai trên mảnh đất Đại Hàn. Vào những năm 2000, những tác phẩm chủ đề chiến tranh và thống nhất gần như làm mưa làm gió và đến giờ vẫn nằm chễm chệ trong top các phim có doanh thu cao nhất lịch sử, có thể kể đến như là Joint Security Area, Taegukgi: The Brotherhood of War và Welcome to Dongmakgol. Khác với hai bộ phim trước khi mà bạo lực, súng đạn là điều cần thiết để mô tả cuộc chiến tang thương, thì Welcome to Dongmakgol là một bộ phim về cuộc nội chiến đó nhưng nhẹ nhàng hơn, đáng yêu hơn, nhưng cũng không kém phần xúc động. Continue reading “WELCOME TO DONGMAKGOL (2005) – Cơn mưa bắp rang và giấc mơ thống nhất”

NO COUNTRY FOR OLD MEN (2007) – Chân dung một kẻ ác thuần túy

(English version available – NO COUNTRY FOR OLD MEN (2007) – A portrait of a pure villain)

Đạo diễn/ Director: The Coen Brothers

—-

Khi nền công nghiệp càng phát triển, sự đổi mới và sáng tạo là điều người ta cần. Có lẽ vì thế mà trong điện ảnh, không chỉ có những câu chuyện phải được làm cho thật độc, thật nhiều twist bất ngờ, mà chính bản thân nhân vật cũng phải khiến khán giả ồ à khi thân phận được hé lộ. Chính vì vậy mà gần đây chúng ta thấy nhiều kiểu nhân vật mới lạ hơn, tâm lý phức tạp tới cỡ nào cũng có. Hai “xu hướng” mới trong xây dựng nhân vật có thể dễ dàng nhận ra là “phản anh hùng” – anh hùng có “cứu nhân độ thế” nhưng không hẳn là lương thiện, lúc nào cũng tỏ vẻ ngầu ngầu, bất cần, như Deadpool chẳng hạn hoặc “kẻ phản diện đồng cảm” – kẻ theo con đường tà ác nhưng do ảnh hưởng từ quá khứ hoặc động cơ cá nhân “có lý”, mà Killmonger trong Black Panther và Thanos trong Avengers: Infinity War là ví dụ điển hình. Continue reading “NO COUNTRY FOR OLD MEN (2007) – Chân dung một kẻ ác thuần túy”

MOTHER (2009) – Khi người mẹ tức giận

(English version available – MOTHER (2009) – When a mother gets angry)

Đạo diễn/ Director: Bong Joon Ho

——

Cho đến tận hôm nay, Mother vẫn là bộ phim tuyệt vời nhất về người mẹ trong lòng tôi. Tôi nhớ mình xem Mother khoảng 2 năm về trước – lúc tôi còn mới chập chững nhập môn vào điện ảnh Hàn Quốc, tác phẩm này đã xoá bỏ những định kiến của tôi về một nền công nghiệp giải trí hời hợt và màu mè (điều mà tôi tin đến giờ nhiều người vẫn còn nghĩ về điện ảnh và nghệ thuật ở Hàn Quốc). Continue reading “MOTHER (2009) – Khi người mẹ tức giận”

VICKY CRISTINA BARCELONA (2008) – Liệu ta có thể yêu nhiều người cùng một lúc

(English version available – VICKY CRISTINA BARCELONA (2008) – Can we fall in love with many people at the same time?)

Đạo diễn/ Director: Woody Allen

——

Lâu lắm rồi tôi mới xem lại một phim tình cảm, chủ yếu là vì lúc nào tôi cũng nghĩ thể loại này khiên cưỡng và giả tạo. Cũng như ai đó từng nói tình yêu là để tự mỗi người trải nghiệm, tại sao lại phải học theo cách yêu của người khác. Continue reading “VICKY CRISTINA BARCELONA (2008) – Liệu ta có thể yêu nhiều người cùng một lúc”

MOONRISE KINGDOM (2012) – Về con nít nhưng chẳng về con nít

(English version available – MOONRISE KINGDOM (2012) – About kids but not about kids)

Đạo diễn/ Director: Wes Anderson

—-

Tôi nhớ tôi đã từng đọc được rằng: “Trong mỗi nhà thơ phải có hai con người: đứa trẻ thơ để nhìn ngắm sự vật bằng con mắt đầu tiên, để lắng nghe và cảm nhận. Còn ông già để thể hiện qua một hình thức nhân văn”. Trộm nghĩ, điều này chẳng phải có thể áp dụng cho nghệ thuật nói chung hay sao. Đến với địa hạt điện ảnh, đạo diễn (cũng như những người làm phim) làm thơ bằng chính sự sắp xếp những khung hình, sao cho nó thể hiện rõ cả hai cái nhìn: một của đứa trẻ và một của ông già. Wes Anderson có lẽ là một “nhà thơ” như vậy. Continue reading “MOONRISE KINGDOM (2012) – Về con nít nhưng chẳng về con nít”

Start a Blog at WordPress.com.

Up ↑