3-IRON (2004) – MỐI TÌNH KỲ LẠ NHẤT TRÊN MÀN ẢNH

(English version available – 3-IRON (2004) – THE MOST ECCENTRIC LOVE STORY ON-SCREEN)

Đạo diễn/ Director: Kim Ki Duk

—-

Chúng ta đang sống trong một thế giới thật kỳ lạ, nơi mà con người quần quật làm việc để kiếm một cái nhà, rồi một cái xe, và lấp đầy căn nhà đó bằng những món đồ nội thất lộng lẫy, nhưng lại hiếm khi ở nhà để trân trọng những món đồ ấy. Vòng quay làm việc – lấp đầy một cái gì đó – làm việc -… cứ liên tục diễn ra, từ ngày này qua ngày khác. Có một câu nói trong Fight Club mà tôi rất thích, trái ngược hoàn toàn với suy nghĩ thông thường: “Chỉ khi chúng ta mất hết tất cả mọi thứ thì chúng ta mới tự để làm bất kỳ điều gì”. Tất nhiên, câu nói này chỉ mang tầm tư tưởng, con người trong thời đại ngày nay không thể sống thiếu vật chất. Bởi lẽ, vật chất không chỉ khiến con người no bụng và ấm áp mà sự giàu có về vật chất còn tỉ lệ thuận với sự an yên trong tinh thần. Nhưng có thật như vậy không? Liệu chúng ta có đang tự do và thỏa mãn? Nhân vật Tae Suk trong 3-Iron của Kim Ki Duk có lẽ sẽ cho ta câu trả lời.

Đối với tôi, đây có lẽ là một trong những nhân vật đặc biệt nhất trên màn ảnh từ trước đến nay. Anh chàng chỉ có duy nhất một chiếc mô-tô, không nhà cửa, không người thân, không dây mơ rễ má. Hằng ngày, anh đi khắp nẻo đường để dán những tờ rơi quảng cáo lên từng cánh cửa nhà và căn hộ. Đến chiều, anh sẽ đến kiểm tra lần nữa, nếu nhà nào có tờ rơi còn đính ngoài cửa thì chủ nhà đó hẳn chưa về hoặc đang ở xa. Và anh chàng đột nhập vào những ngôi nhà đó. Nhưng anh không phải một tên trộm, có vẻ “ở chui” đúng với anh hơn, có điều là anh tự cho mình cái quyền đó mà không hỏi xin ai cả. Anh vào những ngôi nhà xa lạ để tắm rửa, ăn uống. Và như để thay lời cảm ơn, anh dọn dẹp nhà cửa, rửa bát đĩa, tưới cây. Anh thậm chí sửa chữa những thứ bị hư hỏng cho chủ nhà. Ngôi nhà lúc anh ra đi lúc nào cũng ngăn nắp, đẹp đẽ hơn lúc anh đột nhập vào.

Một ngày nọ, khi đột nhập vào một căn nhà anh tưởng không người và làm những công việc dọn dẹp anh vẫn hay làm, Tae Suk phát hiện có một người phụ nữ dõi theo mình. Thì ra cô luôn ở đó, cô không hề ra khỏi cửa để tháo bỏ cái tờ rơi. Đó là một người vợ – tên Sun Hwa – trong một gia đình giàu có nhưng luôn bị gã chồng vũ phu mắng nhiếc và đánh đập. Trong một diễn biến thật bất ngờ, người phụ nữ chạy trốn cùng Tae Suk trên chiếc mô-tô của anh. Đạo diễn Kim Ki Duk đã nói về bộ phim này như sau: “Chúng ta là những căn nhà trống rỗng. Chúng ta đợi chờ một ai đó đến mở cửa và đưa ta đi”. Cũng như đối với những đồ vật trong những căn nhà trước đó, Tae Suk đã “sửa chữa” cho người phụ nữ này. Thật ra nói thế cũng không đúng, làm sao có thể so sánh người phụ nữ với món đồ được. Nhưng ý tôi ở đây là anh chàng cứu rỗi linh hồn nàng, khiến nàng cảm thấy mình đẹp đẽ và quý giá hơn. Cái xấu xa duy nhất ở đây là anh chàng đã “trộm” người đàn bà ấy khỏi nơi cô vốn thuộc về.

Tôi không biết diễn tả chuyện tình này sao cho có lý. Một mối quan hệ kỳ lạ, chưa từng thấy trước đây. Họ chẳng nói với nhau một lời nào. Họ chỉ nắm tay nhau đi đến những căn nhà khác, đột nhập vào bên trong và sinh sống như một cặp vợ chồng. Và khi đêm về, họ cùng nằm trên chiếc giường ấm áp. Cuộc sống của họ là những mảnh chắp vá tạm bợ như thế, nay nương chỗ này, mai níu chỗ kia. Họ cô đơn và họ sưởi ấm cho nhau bằng chính sự cô đơn của mình. Nghe thì có vẻ nhàm chán, nhưng cuộc tình này có nét gì đó thật khó cưỡng. Giữa họ không có những cuộc đối thoại bằng lời nói mà mạnh mẽ hơn – chính là cuộc đối thoại của tâm hồn. Hai diễn viên đã đem lên màn ảnh một chuyện tình vượt ngưỡng thông thường bằng việc thể hiện những ánh mắt, cử chỉ, những động chạm trìu mến mà đầy ái ân.

Theo như tôi được biết, đây là bộ phim được nhiều người yêu thích nhất trong số những phim của đạo diễn Kim Ki Duk vì nó nhẹ nhàng, trầm lắng hơn so với các phim khác của ông nhưng vẫn giàu xúc cảm. Tuy nhiên, nói riêng về bộ phim lại chia ta rất nhiều luồng ý kiến về đoạn kết. Tại đây, Tae Suk đã “học” được phép tàng hình và trở về bên cạnh Sun Hwa sau một thời gian dài xa cách – khi người phụ nữ đang tiếp tục những ngày tháng đau khổ bên người chồng vũ phu. Tae Suk luôn có mặt trong căn nhà của họ, tham gia vào mỗi bữa ăn, đi loanh quanh trong phòng khách, thế nhưng chỉ có mình Sun Hwa thấy anh, trong khi người chồng chỉ cảm thấy “có một ai đó ở trong nhà”. Có thật là Tae Suk đã luyện được phép tàng hình, hay anh chỉ là bóng ma ám ảnh người vợ để cô quên đi khổ đau thực tại? Chẳng có gì là chắc chắn về bộ phim cả. Biết đâu từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc, người xem đã lởn vởn trong đầu Tae Suk, nghe anh kể câu chuyện không có thực về một mối tình đơn phương thì sao? “Phim tôi không có lời đáp, mà luôn đưa ra những câu hỏi” – Kim Ki Duk đã nói thế và ông đã làm đúng như vậy với 3-Iron.

Trả lời cho câu hỏi đầu tiên, rằng khi không còn gì thì Tae Suk có được tự do hay không? Tôi đoán là có. Xét cho cùng, dẫu là một bóng ma, hay một “cao nhân” đã luyện được chiêu tàng hình thì anh chỉ cần tình yêu để sống tiếp. Nhưng nói như thế thì câu chuyện nghe có vẻ nhuốm màu ngôn tình và siêu thực, nhưng ai biết được? Mọi câu hỏi đều không có lời đáp cụ thể, vì mỗi một tâm hồn lại có cách cảm và hiểu bộ phim một theo cách riêng.

Một tình yêu kỳ lạ, một nốt lặng dị thường. Đây cũng là một trải nghiệm điện ảnh mới lạ cho những ai đang nhập môn điện ảnh Hàn Quốc nói chung và muốn tiếp cận những tác phẩm của Kim Ki Duk nói riêng. Tin tôi đi, nếu đây là lần đầu tiên bạn nghe đến Kim Ki Duk thì hãy xem phim này đầu tiên, vì những phim tiếp theo sẽ không còn yên bình như thế này nữa đâu.


We are living in such a strange world where people are working hard to find a house, a car, and fill it with gorgeous furniture, but rarely at home to cherish those items. The repetitive cycle of working – filling up something – working -… keeps on happening all year round. There is a saying in the Fight Club that I really like, contradicting to the usual thought: “It’s only after we’ve lost everything that we’re free to do anything.” Of course, this statement is only ideological as people in today’s world cannot live without material. It is not only that material that can fill our stomach and make us warm but prosperity in matters in also comes along with peace in mind. But is that true? Are we really free and satisfied? The character Tae Suk in Kim Ki Duk’s 3-Iron will probably gives us an answer.

To me, this is probably one of the most unique characters on screen ever. He has only one motorbike, no home, no relatives. Every day, he walks through every street to stick flyers on each house’s door. In the afternoon, he comes to check again. If a house’s door still has the leaflet on, the owner perhaps is not home. Then, he will break into those houses. But he is not a thief, it seems like he just stays for a night and he gives himself that right without asking anyone. He gets into strange houses to take a shower and have a meal. Later, as if to say thank you to the owner, he cleans the house, washes the dishes, waters the little pots of tree. He even repairs the damaged objects for the landlord. The house when he leaves is always organized and more beautiful than when he broke into.

 

One day, when he breaks into a house he thought was empty and does cleaning works he as usual, Tae Suk finds a woman watching him. She has been there the whole time. She does not go out to take the leaflet. It is a wife – Sun Hwa – in a wealthy family but always beaten by her husband. In an unexpected moment, the woman flees with Tae Suk on his motorbike. Director Kim Ki Duk said about his movie: “We are all empty houses. Waiting for someone. To open the lock and set us free”. Just like for the objects in previous houses, Tae Suk helps to fix this woman. Actually, it is not accurate to compare a woman with an item? But what I mean here is that the guy has saved her soul, making her feel more beautiful. The only “false” thing here is that he “steals” the woman from where she is supposed to be.

I don’t know how to describe this love story properly. A strange relationship, never seen before. They do not say a word to each other. They just go hand in hand, breaking in different houses and live like a couple in strangers’ cozy zones. And when the night comes, they lay in the warm bed together, just like real husband and wife. Their lives are fragile patches, today staying here, tomorrow clinging there. They are lonely and they warm each other with their loneliness. It sounds boring, but this love story is hard to resist. There is rarely any verbal dialogue between them – it is just the dialogue of the soul. The two actors brought to the screen a love story going beyond any limit through their eye contacts, gestures, touchings that are gentle yet sensual.

As far as I know, this is the favorite Kim Ki Duk’s movie of many people since it is softer and more reserved than his other films but still rich in emotion. However, the film itself has many controversial opinions regarding the ending. Here, Tae Suk “learns to be invisible” and returns to Sun Hwa after a long period of separation – when the woman is living miserable days with her abusive husband. Tae Suk is always present in their house, attending every meal, walking around in the living room, but only Sun Hwa can see him, while the husband just feels “there is someone in the house”. Is it true that Tae Suk has practiced invisibility, or is he just a ghost haunting the wife so that she forgets the pathetic reality? There is no certainty about the film. Maybe from the beginning to the end, the viewers have been hovering in Tae Suk’s head, listening to his imaginative story about an unrequited love. “My movies do not give the answers, they ask questions,” Kim Ki Duk used to say so and he did the exact thing with 3-Iron.

So what is the answer to the first question? Whether when there is nothing left, Tae Suk is completely free? I guess so. After all, no matter he is a ghost, or he actually learned to be invisible, love is the only thing he needs to live on. But in that way, the story sounds quite cheesy and surreal, but who knows? Every question has no specific answer, because each soul has a way of feeling and comprehending the movie.

A strange love, an unusually quiet tone. – this is also a new movie experience for those who are entering Korean cinema in general and wanting to approach the works of Kim Ki Duk in particular. Trust me, if this is your first time hearing about Kim Ki Duk, watch this movie first, because the next ones will not be so peaceful anymore.

Leave a comment

Start a Blog at WordPress.com.

Up ↑