TAXI DRIVER (1976) – Kẻ cô đơn của Chúa Trời

(English version available – TAXI DRIVER (1976) – God’s lonely man)

Đạo diễn/ Director: Martin Scorsese

—-

Nỗi cô đơn có lẽ là nguồn cảm hứng lớn cho các nghệ sĩ. Nghĩ thì thật trớ trêu, khi mà sự trống rỗng trong tâm hồn của chính mình có thể trở thành món ăn tinh thần an ủi kẻ khác. Nhà thơ Chế Lan Viên từng viết:

“Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh

Những vì sao trơ trọi cuối trời xa

Để nơi đó tháng ngày tôi lẩn tránh

Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo!”

Hay trong Lonely Nights – một bài bản rap/ hiphop của âm nhạc Hàn Quốc hiện đại thể hiện bởi Gary và Gaeko cũng có câu:

“Tôi gọi bạn bè để uống

Không phải bởi dịp đặc biệt gì

Mà vì một sự hội ngộ ngắn ngủi mà thôi

Vào cái đêm thật lẻ loi và buồn chán này.”

Sự cô đơn luôn ở đó, lặng thinh, nhưng chính sự lặng thinh đó là tiếng ồn đinh tai và kinh khủng nhất có thể xảy đến với một người.

Trong điện ảnh, nơi mà lỗ hổng trong tâm hồn có thể được khắc hoạ nổi bật nhất trong tất cả những loại nghệ thuật, nỗi cô đơn của con người càng mang nhiều hơn những dáng hình và câu chuyện.

Bộ phim Taxi Driver vào năm 1976 kể về Travis Bickle, người mà có lẽ là kẻ cô đơn nhất thế giới. Là một cựu chiến binh trở về từ cuộc chiến tranh Việt Nam, anh đã để những ám ảnh về sự tàn khốc ăn mòn tâm hồn mình, để rồi không còn khả năng kết nối và thấu hiểu thế giới nữa. Dẫn chứng là anh căm ghét môi trường xung quanh mình, nơi mà anh cho là đầy “cặn bã”, chỉ mong có một cơn mưa nào cuốn hết mọi thứ đi. Vậy mà anh làm sống trong đó, kiếm miếng ăn ở đó, hằng đêm chạy xuyên qua nó trên chiếc taxi màu vàng đậm chất New York. Travis ngủ vào ban ngày, làm tài xế taxi vào ban đêm, có vài tối anh đến rạp xem những bộ phim khiêu dâm vì chứng mất ngủ của mình.

Vì sao lại là một tài xế taxi? Nghĩ về điều này khiến tôi nhớ đến trong tập đầu tiên của series Sherlock, Sherlock đã nói thế này: “Ai khiến chúng ta tin tưởng kể cả khi chúng ta không biết? Ai không gây ra bất kỳ sự chú ý nào bất kể hắn đi đâu? Ai là người đi săn giữa đám đông?”. Và câu hỏi hoàn toàn có thể trả lời được – một tài xế taxi – một nghề nghiệp hiển hiện nhưng gần như vô hình, một lớp ngụy trang chẳng tốn nhiều công sức.

Việc lái taxi là sợi dây duy nhất kết nối Travis với thế giới, nhưng mỉa mai thay, lại rạch sâu hơn nỗi cô đơn trong hắn. Hằng đêm, Travis chở biết bao loại người trong chiếc taxi của mình, anh nhìn thấy họ tán tỉnh nhau, chửi rủa nhau, bàn luận sôi nổi. Khi tất cả kẻ khác kết nối với nhau thật dễ dàng, Travis Bickle không thể nào là một phần của những cuộc hội thoại đó. Anh chỉ có thể ngụp lặn dưới đáy của sự cô đơn. Sự cô độc đặc quánh, quết lấy Travis, chỉ chừa lại một kẽ hở để anh đủ nhìn thấy thế giới loài người chứ không thể can dự vào. Cảnh phim khi Travis nhìn vào gương và độc thoại: “Who are you talkin’ to? Are you talkin’ to me?” là cái chóp của nỗi cô đơn chất chồng đó. Anh hỏi cái gương, cái gương không đáp trả, ném vào anh một sự tuyệt vọng lặng thinh người.

Nhưng có phải anh chưa từng thử kết nối hay không? Anh đã thử rất nhiều lần nhưng lần nào cũng sai lầm, như một đường chỉ tưởng đã hoàn hảo nhưng lại tự bung ra khiến cái áo rách tả tơi vậy. Travis tán tỉnh cô nàng Betsy ở toà soạn báo rồi lại dẫn cô đến rạp phim khiêu dâm ngay trong lần hẹn thứ hai. Anh nịnh nọt một gã thượng nghị sĩ rồi lại cầm súng đến buổi tranh cử của ông ấy. Đỉnh điểm, Travis muốn kết bạn và tự cho mình cái sứ mệnh giải cứu Iris – một cô gái điếm 12 tuổi anh vô tình gặp trên đường – ra khỏi cuộc đời bẩn thỉu bấy lâu nay vẫn xúc phạm lý tưởng của anh. Và anh đã làm được, bằng một cuộc tắm máu. Tôi tự hỏi cuộc đấu súng với bể máu đó có phải chính là cơn mưa mà anh mong chờ, có đủ để dội đi nhưng dơ dáy, cặn bã trên đường phố New York hay không? Sau đó, cha mẹ của Ires gửi thư cảm tạ anh và mọi mặt báo đều đưa tin về anh như một anh hùng thời đại mới.

Nhưng liệu Travis có làm đúng khi giải cứu Ires hay đó lại là một nỗ lực sai lầm trong việc kết nối với con người khi trước đó, trong cuộc đối thoại giữ Ires và Sport (tên dắt gái), Ires có nói cô làm gái điếm vì muốn thoát khỏi gia đình? Và cái kết cho Travis – khi anh được tung hô và cô nàng Betsy chờ anh trước chiếc taxi màu vàng với ánh mắt đầy ngưỡng mộ – có phải là thực tại? Hay theo ý của Roger Ebert – nhà phê bình phim – đó chỉ là những viễn tưởng mà khán giả thấy được trong những giây hấp hối của Travis sau cuộc tắm máu mà thôi?

Riêng đối với tôi, đây là bộ phim hay nhất của Martin Scorsese và màn trình diễn ấn tượng nhất của Robert De Niro. Travis Bickle, dù cái kết nào cho anh, anh vẫn là một người hùng trong lòng tôi, dẫu là theo một cách khốn khổ nhất.


The loneliness is perhaps the biggest inspiration for writers, musicians, artists, directors,… How ironic it is when the emptiness in one’s soul can be a spiritual comfort for others. A famous Vietnamese poet – Che Lan Vien – once wrote about his loneliness:

“Please let me have a cold exotic planet

And those distant lonely stars

So that I can keep myself away from

All of the sadness, misery, and worry in my life”

We can also see another shade of  loneliness in Lonely Nights – a rap/ hip-hop song of modern Korea performed by Gary and Gaeko:

“I call my friends to hang out for some drinks

Not for any specific occasion

But I just need a small talk

In this night full of loneliness and isolation.”

The loneliness is always there, in silent, but such silence that can be the loudest and the most torturing noise that can happen to a person.

In cinema, where the hole in one’s soul can be more vividly visualized compared to other forms of art, a person’s loneliness is seen in more shapes and has in it plenty of stories to convey.

The movie Taxi Driver in 1976 tells a story of Travis Bickle, the one that is probably the loneliest man in the world. As an honorable veteran returned from the Vietnam War, he had let all the devastating obsessions eat up his soul, that he doesn’t have the ability to connect and understand the world anymore. He despises his surrounding, where he considers “scum”, and hopes “someday a real rain will come and wash all this scum off the street”. But still, he lives in such environment and makes a living from it, driving through the city every night in the New York signature yellow cab. Travis sleeps in the daytime, works as a taxi driver at night, and sometimes goes to the theatre to watch some porn due to his insomnia.

Why a taxi driver? Thinking about this reminds me of the first episode of Sherlock, in which Sherlock said: “Who do we trust even if we don’t know? Who poses no notice wherever they go? Who hunts in the middle of the crowd?”. And for sure, we can all answer: a taxi driver – an obvious yet nearly invisible job, a perfect camouflage without trying too hard.

Driving taxi is the only string that anchors Travis with the world, but ironically, deepens his isolation. Every night, Travis takes a number of people from here to there, hearing them flirting, cursing and socializing with one another. When everyone else does it so easily, Travis Bickle can never be part of any of those discussions. The only thing that he is capable of is diving in the deepest level of isolation. Such loneliness is condensed and covers Travis like a stubborn chewing gum, only leaving a tiny gap just enough for him to observe the outside world and keeping him away from involving in. The scene in which Travis looks at the mirror and talks to himself: “Who are you talkin’ to? Are you talkin’ to me?” is the peak of that cumulative loneliness. He asks the mirror and the mirror gives no answer, throwing a deadly silence at him.

But have Travis ever tried to connect with people? Yes, he has tried so many times but none of them turned out well. Travis tries to flirt with Betsy, a lovely-looking woman at the paper, but then takes her to a porn movie on their second date. He flatters a senator but later carries a gun to his speech. The climax is when he wants to make friend and destines himself to rescue Iris – a 12-year-old prostitute – from the filthy life that had been insulted his ideology. And he succeeds, in a bloodbath. I wonder if that gunfight with so much blood was the raining he was looking for, whether it was enough to wash off all the scum on New York’s streets as he wanted. Ires’s parents later send him a letter with thanks and he appears on every news as a modern hero.

But is Travis right when he rescued Ires or is it another false effort of him to reconnect with the world as in a previous conversation between Ires and Sport (her pimp), she suggested that she was content to be with him and perhaps, to escape from her family? And the ending for Travis – in which he is praised by the media and has Betsy waiting for him at the yellow cab with a bright angelic smile – a reality? Or, according to Roger Ebert – a movie critic – have commented that those are probably illusions of Travis in the very last moments after the shooting.

To me personally, this is the greatest movie of Martin Scorsese and the most impressive performance of Robert De Niro. I don’t care which is the right ending for Travis Bickle, he is already a hero in my heart, although in the most miserable way.

Leave a comment

Start a Blog at WordPress.com.

Up ↑